Bất động sản thời bị “ép giá”, chủ đất bức xúc treo biển “đất hạ giá thì lên mạng mà mua”
Còn nhớ, thời điểm đầu năm ngoái, thị trường bất động sản nhiều khu vực như Bắc Giang, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Bình Dương, Hưng Yên,… diễn biến sôi động, thậm chí cơn sốt đất đã xảy ra. Khi đó, những người nắm giữ nhà đất đều chiếm thế “thượng phong” và liên tục “thét” giá cao chót vót.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2022, thị trường bất động sản đột ngột “quay xe” và rơi vào trầm lắng. Theo đó, những nhà đầu tư bị ảnh hưởng về nguồn tiền dẫn tới phải giảm giá, bán “cắt lỗ”. Song, những nhà đầu tư này lại liên tục bị “ép giá”.

Rao bán “cắt lỗ” lô đất nền tại Sơn Tây (Hà Nội) suốt 1 tháng qua nhưng anh Trần Linh (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn chưa tìm được chủ mới. Anh Linh cho biết, đã có rất nhiều người liên hệ hỏi thông tin về lô đất. Một số người đã thương lượng với anh Linh về giá đất. Song, dù anh Linh “xuống nước” tiếp tục hạ giá nhưng người mua vẫn muốn thấp hơn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Soi chuyển động của các dòng vốn trên thị trường bất động sản
Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung, vốn là yếu tố đầu vào quan trọng. Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản thì lại càng quan trọng hơn bởi đặc thù của bất động sản là luôn khát vốn và cần lượng vốn lớn. Một doanh nghiệp bất động sản muốn tồn tại và phát triển bền vững thì yếu tố quan trọng nhất là phải đa dạng hóa nguồn vốn. Cụ thể, ngoài tín dụng, doanh nghiệp bất động sản cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác (phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần, phát hành cổ phiếu, quỹ đầu tư, quỹ REIT, thuê tài chính…).

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, tổng nguồn vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản năm 2022 rất thấp, ước tính chỉ khoảng 507.000 tỷ đồng (tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 71%), trong khi thông thường con số này lên tới 700.000 – 800.000 tỷ đồng.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Top 10 dự án đô thị và nhà ở tiềm năng nhất năm 2023
Đây là kết quả Chương trình bình chọn, xếp hạng các Thương hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ bất động sản dẫn đầu năm 2022 – 2023 do Reatimes và VIRES tổ chức, được bình chọn bởi hơn 1.000.000 độc giả trên hệ thống Tạp chí điện tử Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan, bao gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế – luật – quy hoạch – kiến trúc – xây dựng – bất động sản hàng đầu của Việt Nam.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gỡ tắc pháp lý: Giải pháp gốc rễ cho thị trường địa ốc
Diễn biến chung của thị trường bất động sản hiện tại là “đứng hình” về thanh khoản lẫn việc triển khai các dự án. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, đằng sau sự yên ắng ấy là “làn sóng ngầm” khách hàng kéo đến các doanh nghiệp địa ốc, đặc biệt là các doanh nghiệp triển khai nhiều dự án thời gian qua để đòi nhà, đòi lại tiền do các chủ đầu tư vi phạm cam kết.

“Có nhiều lý do để khách hàng phản ứng lúc này, như dự án chậm tiến độ xây dựng, thị trường gặp khó, giá trị sản phẩm sụt giảm, người mua muốn tìm cớ rút tiền. Cũng có nhiều khách hàng cho biết sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp, nhưng cương quyết yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ vì mất niềm tin vào các doanh nghiệp”, đại diện một doanh nghiệp địa ốc đang có một số dự án bị khách hàng phản ứng gần đây chia sẻ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Doanh nghiệp bất động sản phải tự cứu chính mình
Quý I/2023, thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ rõ: “Trong khoảng hai năm qua, có hàng ngàn dự án đang được các doanh nghiệp triển khai, đầu tư trên cả nước phải dừng lại để xem xét sự phù hợp về pháp lý với tổng giá trị ước đạt khoảng 30 tỷ USD. Sự việc này đã làm giảm nguồn cung và nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình hình đóng băng tạm thời của thị trường”.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung, khó khăn về dòng tiền càng làm giảm sức mua của người tiêu dùng, thanh khoản yếu, doanh nghiệp khó thu hồi dòng tiền… làm “tắc mạch” thị trường.
Bên cạnh đó là dòng vốn cho thị trường bất động sản vẫn đang được kiểm soát, chính sách đối với thị trường tài chính cũng chưa ổn định.